Cách các Nhà quản lý dự án quản lý Stakeholder khó tính!


   

Quản lý các bên liên quan trong dự án – Stakeholder
Management là một trong những khía cạnh quan trọng của công việc quản lý dự án. Thành công hay thất bại của một dự án phụ thuộc rất nhiều đến các đối tượng liên quan. Do đó, đây là thách thức lớn để quản lý các bên liên quan một cách hiệu quả và giữ các bên liên quan vui vẻ hỗ trợ dự án đi đến thành công.
👉👉Bạn đã sẵn sàng để quản lý các đối tượng liên quan khó tính và luôn gây khó khăn cho bạn chưa?
    Việc lên kế hoạch quản lý các đối tượng liên quan là điều kiện cần để đi đến một dự án thành công. Chính vì vậy việc cần làm đầu tiên của một Project Manager hoặc Business Analyst khi tiến hành dự án là:
✅  Lập kế hoạch chi tiết, liệt kê tất cả các đối tượng liên quan đến dự án?
✅  Hoạch định rõ vai trò của họ trong dự án
✅  Phân bổ vị trí các đối tượng cần tham gia ở từng giai đoạn của dự án
✅  Tầm ảnh hưởng của các bên liên quan đến từng giai đoạn của dự án như thế nào?
    Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn nhìn nhận được bức tranh tổng thể về các đối tượng liên quan, sử dụng thông tin để đàm phán với họ và nhận được sự cam kết tham gia. Nhưng thực tế diễn ra sẽ không giống với kế hoạch, bạn cần làm nhiều hơn thế để quản lý được sự cam kết tham gia của các bên liên quan.
    Ở vai trò một Project Manager – PM hoặc một Business Analyst – BA, tôi chia sẻ với bạn một số cách quản lý các đối tượng liên quan khó tính hoặc có xu hướng gây khó khăn cho dự án của bạn.
👉 Tìm ra bằng được đối tượng không muốn dự án thành công
    Mỗi đối tượng tham gia dự án với các mục tiêu khác nhau, nhưng liệu bạn chắc chắn rằng ai cũng muốn dự án đi đến thành công? Có rất nhiều yếu tố liên quan đến chính trị ở môi trường của khách hàng, hoặc có một số đối tượng muốn doanh nghiệp duy trì giải pháp mà chính bản thân họ đã xây dựng trong quá khứ có lợi cho chính họ, hoặc có một số đối tượng chưa sẵn sàng thay đổi thói quen công việc hiện tại của họ,..vv. Ở vai trò một PM hoặc BA bạn cần tìm ra bằng được đối tượng liên quan nào không muốn dự án thành công và đưa họ vào danh sách quản lý đặc biệt.
👉 Suy nghĩ và hành động như một người bán hàng
    Quản lý các đối tượng liên quan khó tính cũng không khác với việc một người bán hàng bán sản phẩm, dịch vụ cho một khách hàng khó tính. Một nhân viên bán hàng xuất sắc thuyết phục khách hàng của mình ngay cả sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của họ ở thời điểm hiện tại. Các nhân viên bán hàng với tính cách khéo léo của mình, sử dụng các ý kiến tích cực của khách hàng để phản hồi, hiểu rõ được sản phẩm mình đang bán, lắng nghe tích cực và đồng cảm với khách hàng để xây dựng sự tin tưởng từ khách hàng.
   Bên cạnh đó, tiếp nhận những ý kiến tiêu cực từ khách hàng để có thể xây dựng dịch vụ bán hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Anh ấy sẽ thúc đẩy cái tôi của khách hàng nếu cần. Anh ấy cũng sẽ chấp nhận sửa chữa trục trặc của sản phẩm, dịch vụ nếu có. Ở vai trò PM hoặc BA bạn có thể học cách bán sản phẩm, dịch vụ của mình như cách mà một nhân viên bán hàng xuất sắc thể hiện để vượt qua các đối tượng liên quan khó tính.
👉 Hãy luôn hành động để khách hàng có cảm giác “Bạn đang đứng về phía họ”
    Nếu chỉ dừng lại ở mức khiến cho các đối tượng liên quan có cảm giác “Bạn đứng về phía họ” thì vẫn chưa đủ để thuyết phục với những đối tượng liên quan khó tính để họ thích ứng với sự thay đổi. Tất cả cuộc nói chuyện tốt đẹp chỉ giúp phá vỡ tảng băng chứ chưa đủ sức làm tan chảy tảng băng. Nói phải đi đôi với làm. Những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu suất và toàn vẹn dữ liệu cần phải được giải quyết ngay để dự án thuận lợi thành công.
👉 Sử dụng các công cụ thống kê bất cứ khi nào có thể
    Stakeholder thường phản ánh không chuẩn xác với vấn đề đang diễn ra trong thực tế. Với những stakeholder có xu hướng gây khó khăn hoặc không muốn thay đổi hành vi thì sự phản ánh đôi khi bị cường điệu hoá, quan trọng hóa vấn đề. Họ luôn thích ở trong vùng an toàn của họ và không muốn đối diện với rủi ro, bởi vì cái gì mới có thể mang lại nhiều thứ mới đòi hỏi họ phải thay đổi, và thay đổi luôn tồn tại nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Đó là lý do làm cho bản thân họ tạo ra sự khó khăn cho dự án của bạn.
👉 Tạo ra những câu chuyện thành công để dẫn dắt sự thay đổi
     Bạn xác định nhóm đối tượng khách hàng sẵn sàng thích ứng với cái mới và đặt mục tiêu tạo ra câu chuyện thành công trước. Nhiều stakeholders dễ dàng chấp nhận mục tiêu bởi vì tính cách của họ dễ dàng thích ứng, và bạn cần để ý văn hoá vùng miền, nơi họ sinh ra, sinh sống và làm việc.
👉 Hãy kiên quyết khi thấy cần thiết
    Tôi đã chia sẻ nhiều về các áp dụng kỹ năng mềm để quản lý những stakeholder gây khó khăn cho dự án. Tuy nhiên, nhiều khi bạn cần quyết đoán với những đề nghị từ stakeholder.
    Có một lần một stakeholder quan trọng mang đến cho tôi nhiều yêu cầu thay đổi trên phần mềm đang thiết thiết kế, với những thay đổi này gần như đội dự án phải bắt lại từ đầu, điều này là không thể, tôi đã không chấp nhận yêu cầu thay đổi đó, sự thay đổi này sẽ phủ định công sức của tất cả các thành viên còn lại trong team và quan trọng hơn nữa là dự án sẽ thất bại vì tốn quá nhiều thời gian.
   Để quản lý các stakeholder thành công thì đòi hỏi người quản lý dự án cần phải cứng rắng, kiên quyết nhưng cũng cần lịch sự, bình tĩnh, giải quyết vấn đề. Kết hợp giữa khoa học quản lý và kỹ năng mềm để lôi kéo sự tham gia, hỗ trợ từ các stakeholders trong dự án. Sự hậu thuẩn này là tiền đề để dự án đi đến thành công.
👉👉👉 Bạn đã sẵn sàng tìm ra cách tiếp cận cho riêng mình chưa?


  Nguồn: Tuỳ Phong – APEX Global Corporation

Xác Định Risk Cho Dự Án Với Project Manager Mới Vào Nghề



Có nhiều bạn trong khoá học quản lý dự án CNTT của tôi than thở rằng “Quản lý risk là công việc gian nan, và tôi không biết bắt đầu từ đâu”. Phần lớn các bạn có chung thắc mắc đều đến từ đội dự án và họ có kế hoạch trở thành một Project Manager trong tương lai.
    Bài viết này cung cấp cho các bạn mới bắt đầu công việc quản lý dự án và các bạn đang làm quản lý dự án chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý risk, một danh sách các mẫu tham khảo để xác định risk tìm ẩn trong giai đoạn lên kế hoạch cho một dự án mới.
👉 Hãy cùng tìm hiểu các bước xác định risk cho dự án với Project Manager mới vào nghề nhé!
    Có thể nói tất cả các dự án luôn có rủi ro. Nếu một rủi ro tìm ẩn mà không được phát hiện sớm thì có thể gây tác động không tốt đến việc hoàn thành dự án đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách và đáp ứng đúng kỳ vọng về chất lượng.
    Xác định rủi ro là bao gồm tập hợp các công việc như: lên kế hoạch quản lý rủi ro, xác định rủi ro, phân tích, lên kế hoạch ứng phó với rủi ro đã được xác định, và kiểm soát rủi ro trong dự án.
    Mục đính của quản lý rủi ro trong dự án là làm tăng khả năng và tác động của các sự kiện tích cực, và làm giảm khả năng và tác động của các sự kiện tiêu cực cho dự án.
    Một số công cụ và kỹ thuật mà bạn có thể dùng để xác định rủi ro theo khuyến nghị của PMBOK
✅ Kỹ thuật thu thập yêu cầu nghiệp vụ: Kỹ thuật Barainstrorming, Kỹ thuật Root Cause Analysis, kỹ thuật phỏng vấn.
✅ Review tài liệu
✅ Checklist Analysis – Sử dụng lại các checklist trong các dự án tương tự đã thành công trong quá khứ
✅ Assumption analysis, SWOT Analysis
✅ Kỹ thuật Diagramming – cause and effect diagram, system and process flow chart, influence diagrams

    Bên dưới là danh sách một số loại rủi ro (risk category) và các ví dụ về nguy cơ tìm ẩn có thể xác định ở giai đoạn lên kế hoạch quản lý rủi ro.
   🔎 Rủi ro Schedule
 - Lịch trình không thực tế, chỉ có “trường hợp tốt nhất”
 - Nhiệm vụ quan trọng bị xót từ lịch trình
 - Một sự chậm trễ trong một nhiệm vụ gây ra sự chậm trễ các nhiệm vụ phụ thuộc trong dự án
 - Các công việc không quen thuộc của các sản phẩm mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​để thiết kế và thực hiện
    🔎 Rủi ro từ yêu cầu nghiệp vụ
 - Yêu cầu đã baselined nhưng vẫn tiếp tục thay 
 - Chất lượng yêu cầu kém được xác định, và gây ra khả năng mở rộng phạm vi của dự án
 - Công việc đặt các tính năng của sản phẩm tốn nhiều thời gian hơn dự kiến
 - Yêu cầu chỉ được nhận biết một phần ở giai đoạn đầu của dự án
 - Tổng các tính năng yêu cầu có thể vượt quá những gì mà nhóm phát triển chuyển giao trong thời gian có sẵn
    🔎 Rủi ro về sản phẩm, công nghệ
 - Kết quả phát triển các giao diện người dùng sai trong khâu thiết kế và phải thực hiện lại
 - Đội dự án phát triển các chức năng phần mềm bổ sung mà không được yêu cầu ở thời điểm lên kế hoạch
 - Yêu cầu tích hợp với các sản phẩm khác chưa được nhóm nghiên cứu xác định giải pháp kỹ thuật trước khi thực hiện
 - Công nghệ mới áp dụng vào quá trính phát triển sản phẩm không được hỗ trợ đầy đủ từ nhà cung cấp
 - Sản phẩm công nghệ chọn lựa cho dự án không giải quyết được vấn đề hoặc nhu cầu của khách hàng
 - Giải pháp thay thế không được chọn lựa dự trên các tiêu chí khách quan
 - Tổ chức không cung cấp đủ tài nguyên làm việc cho dự án như đã cam kết
   🔎 Rủi ro trong khâu quản lý dự án
 - Project Manager có uy quyền hạn chế trong cơ cấu tổ chức và ít quyền lực cá nhân gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định và các nguồn lực cho dự án
 - Độ ưu tiên chuyển giao các hạng mục thay đổi thường xuyên
 - Điều kiện để xác định thành công ở mỗi giai đoạn của dự án không được định nghĩa rõ ràng
 - Các dự án trong chương trình cần dùng nhân sự, tài nguyên giống nhau cùng một thời điểm (đối với một chương trình có nhiều dự án nhỏ)
 - Ngày tích hợp sản phẩm, chuyển giao sản phẩm, demo,… không được đội dự án tính toán kỹ.
    🔎 Rủi ro đến từ khách hàng
 - Khách yêu cầu những tính năng mới ngoài phạm vi
 - Khách hàng không sẵn sàng, hoặc trì hoãn việc cung cấp yêu cầu, xem xét thiết kế, xác nhận yêu cầu, và cả việc nghiệm thu sản phẩm cho mỗi đợt phát hành
 - Khách hàng kỳ vọng tốc độ phát triển và chuyển giao sản phẩm nhanh hơn so với khả năng của đội kỹ thuật
 - Chính trị ở khách hàng phức tạp và có quá nhiều người không muốn dự án thành công
    🔎 Rủi ro từ nhân sự tham gia dự án và nhà thầu
 - Tổ chức không cung cấp đủ nhân sự có chất lượng như đã yêu cầu
 - Một số công việc quan trọng chỉ được thực hiện bởi duy nhất một nhà phát triển
 - Một số nhà phát triển có thể rời khỏi dự án trước khi dự án được hoàn thành
 - Quy trình cung cấp nguồn nhân lực, hoặc thuê nhân sự bên ngoài tốn thời gian hơn dự kiến
 - Đội ngũ kỹ thuật cần thêm thời gian để làm quen với công cụ phát triển, công nghệ, phương thức phát triển dự án
 - Hợp đồng của đội ngũ nhân sự kết thúc trong thời gian triển khai dự án
 - Xung đột giữa các thành viên trong đội dự án dẫn đến giao tiếp kém, kết quả công việc kém, và re-work diễn ra thường xuyên
 - Nhà thầu không cung cấp đầy đủ các thành phần, công cụ như đã cam kết

🕵️‍♀️🕵️‍♀️🕵️‍♀️ Xác định rủi ro trong dự án là công việc rất quan trọng cho một nhà quản lý dự án trong giai đoạn lên kế hoạch. Công việc đòi hỏi người quản lý dự án lôi kéo các thành viên tham gia dự án hỗ trợ mình trong xuyên suốt dự án để tiếp tục xác định, theo dõi, và xử lý.
    Khi một rủi ro được xác định thì cần phải đánh giá độ ưu tiên xử lý phù hợp với các hướng giảm thiểu rủi ro nếu rủi ro trở thành vấn đề. Không phải rủi ro nào cũng đánh giá độ ưu tiên xử lý cao.
    Bạn sẽ thấy các dự án xem nhẹ việc quản lý risk thì dự án ấy có xu hướng phải xử lý rất nhiều vấn đề phát sinh và phải re-work.
    Ngày nay, có rất nhiều kỹ thuật và phương pháp xác định risk khác nhau. Bạn cần tham khảo và chọn lựa kỹ thuật phù hợp với mình và năng lực của đội dự án.
👉 Xác định và quản lý risk tốt là tiền đề cho dự án của bạn hoàn thành thành công.


       Nguồn: Tuỳ Phong – APEX Global Corporation

The Ultimate XP Project

  (Bài chia sẻ của tác giả  Ryo Amano ) Trong  bài viết  số này, tôi muốn viết về dự án phát triển phần mềm có áp dụng nguyên tắc phát triển...