Quy trình làm thiết kế cơ bản khi triển khai dự án phát triển phần mềm (Thiết kế cơ bản bước 4)

Bước cuối cùng trong công đoạn thiết kế sản phẩm phần mềm là bước thiết kế , làm tài liệu màn hình , hay còn gọi là tầng logic xử lý nghiệp vụ hệ thống. Có thể hiểu bước này là bước tổng hợp kết quả, tư duy từ các bước trước . Do vậy khi đọc tài liệu thiết kế bao giờ cũng phải đi từ gốc – tài liệu thiết kế I/F, thiết kế DB, sau khi đã clear được 2 tài liệu này, hiểu được ý đồ của người thiết kế rồi thì mới đọc đến tài liệu thiết kế màn hình, giải thích cho team phát triển hệ thống.
Okie, bắt tay vào việc nào !
Các step nhỏ trong công đoạn này gồm có
① Đánh chỉ số item trên màn hình
② Mô tả thao tác cơ bản màn hình
③ Mô tả Input /Output các item trên màn hình
④ Thực hiện validation các item nhập liệu
⑤ Mô tả các action thực hiện trong màn hình
⑥ Và cuối cùng mô tả di chuyển màn hình tương ứng với các action xử lý.
Để làm được bước ① cách đơn giản, hiệu quả là capture màn hình từ tài liệu I/F sau đó trên màn hình có bao nhiêu item , đánh hết chỉ số item đó. Bước ② cần mô tả được lúc khởi tạo màn hình như thế nào, ví dụ ở màn hình danh sách lúc khởi tạo ban đầu có hiện thị danh sách kết quả search mặc định hay không? . Có thể nhiều bạn nói đó là mặc nhiên mà ! Okie, trường hợp chung là vậy, tuy nhiên có nhiều hệ thống dữ liệu rất lớn, khi chiết xuất dữ liệu ra màn hình gây tốn tài nguyên database, chậm xử lý.Và với mọi trường hợp , người thiết kế cần comfirm với khách hàng, để hiểu rõ mục đích nghiệp vụ của hệ thống.

Bước ③ là bước mô tả của bước ① có nghĩa là mỗi một item đi kèm với đó là I/O trường dữ liệu trong database, kiểu dữ liệu nhập liệu / hay hiện thị .

Để từ đó có viết tiếp bước ④ validation cho các item nhập liệu đó.Kinh nghiệm khi triên khai các hệ thống WEB, hay bất cứ hệ thống nào khác  bao giờ cũng phải validate ở cả phía client, và phía server, thuận lợi là các framework hiện nay đều có các thư viện hỗ trợ xử lý validation rất tốt. Và tất nhiên không thể thiếu là các message lỗi đi kèm khi thực hiện validation item, tài liệu danh sách message lỗi các bạn download bên dưới .

Tiếp theo bước ⑤ cần phải liệt kê được các action thực hiện trong màn hình, ví dụ ở màn hình search tất nhiên phải có action search, và các action di chuyển sang màn hình khác như logout, padding…Đây là bước định hình cho người phát triển hệ thống xây dựng các class xử lý tương ứng.
Cuối cùng bước ⑥ thực hiện vẽ flow logic xử lý , kết quả tổng hợp bước ⑤ , tài liệu I/F hệ thống. Thực thi bước này , cần phải nắm được các quy tắc : hình khối chữ nhật đại diện cho action, hình thoi đại diện cho logic IF/ELSE, và tất nhiên luôn có chỉ số màn hình, và các mũi tên di chuyển giữa các màn hình trong hệ thống.
Khi bạn làm đến bước này thì xin chúc mừng bạn đã cán đích thành công !
Tuy nhiên, vâng dù rất ghét , nhưng vẫn phải nói điều này , để có một tài liệu thiết kế tốt cần phải review từ nhiều phía. Ít nhất cần phải dành thời gian đọc lại một lượt toàn bộ tài liệu mình viết, các lỗi như text, sai chỉ số màn hình rất dễ mắc phải. Đây là bước quan trọng luôn phải được thực thi trước khi đưa cho cấp cao hơn phê duyệt. Kinh nghiệm cho thấy , không nên đọc review ngay sau khi hoàn thành xong step 6, mà nên để sang hôm sau, khi đầu óc được refesh , tỉnh táo mới bắt lỗi chuẩn xác được.
Template tài liệu thiết kế màn hình.
【xxxxxxxx】会員社一覧画面設計
Danh sách message lỗi.
【xxxxxxxxxxx】メッセージ一覧


No comments:

Post a Comment

The Ultimate XP Project

  (Bài chia sẻ của tác giả  Ryo Amano ) Trong  bài viết  số này, tôi muốn viết về dự án phát triển phần mềm có áp dụng nguyên tắc phát triển...