UI là một lĩnh vực rất gần gũi, mình có thể bắt gặp bất cứ đâu , ví dụ như các sản phẩm dân dụng , hay bất cứ vật phẩm nào. Trước khi nghĩ đến công dụng, cái mà có thể cuốn hút người dùng, làm người dùng khao khát, tò mò , mong muốn được sở hữu chúng, đó là UI – User Interface. Hiểu nôm na, UI là vỏ bọc bên ngoài của một sản phẩm, hay trong khái niệm IT đó là tầng VIEW . Hầu hết anh em đi theo nghiệp fontEnd đều biết UI là cần câu cơm của mình, UI là mảnh đất rộng lớn, nơi có những tay chơi lớn có những sản phẩm mang dấu ấn định hình phong cách. Và tôi chỉ là một kẻ học lỏm , dạo chơi trong khu vườn UI đầy sắc màu này.
Như đã đề cập trong topic trước, do yêu cầu của dự án thực tế, buộc tôi lại một lần nữa bước vào khu vườn UI, tìm hiểu chắt lọc những khái niệm cơ bản để áp dụng giải quyết vấn đề của dự án.
Vấn đề của dự án ở đây là gì?
Quả thực khi đưa tài liệu Basic cho team phát triển, tôi cũng chưa lường được tình huống là team base trên đội phát triển, không có kinh nghiệm làm mockup. Mockup trong web đòi hỏi ngoài kiến thức css, html, javascript, mà còn cần người thực thi biết được các khái niệm, quy tắc sắp đặt bố trí từng item, kích thước, tỉ lệ như thế nào để khi người dùng nhìn vào thấy được sự hài hòa về bố cục, màu sắc của sản phẩm.
Như các dự án trước mà tôi triển khai, công ty bao giờ cũng có một tay Designer care công đoạn xử lý mockup này, tôi cũng phải bận tâm gì nhiều.Còn bây giờ trong quy trình xử lý thiếu mất một mắt xích Desginer, bản mockup của team khiến tôi thật sự thất vọng. Thực tế nó không khác gì bản cắt dán từ thiết kế cơ bản. Từ tỉ lệ form, màu sắc , kích thước button không ăn khớp với suy nghĩ hình dung của tôi ., khi trao đổi suy nghĩ của mình với teamlead dự án, nhận lại feedback là mọi người đều có thói quen xử lý từ phase thiết kế chi tiết, mockup là mặc nhiên đội Japan sẽ phải làm, còn team chỉ việc code tầng business thôi, chưa có kinh nghiệm tự làm mockup cả. Không quên nhắn thêm là team khi estimate là sẽ làm mockup giống hệt hình vẽ trên thiết kế cơ bản. Quá chuối phải không? , đó không phải là sản phẩm của tôi muốn nhận, thiết kế cơ bản là đưa cái ý tưởng, sắp đặt vị trí iteam thôi
Đặt trước tình huống này, với vai trò Brse cần có những kỹ năng nào? Đầu tiên,và luôn tâm niệm trong đầu là phải biết giữ được sự chia sẻ trong team, cùng nhau bóc tách khó khăn, giải quyết công việc cùng nhau. Tuyệt đối không đẩy sự căng thẳng , quy trách nhiệm đối phó lẫn nhau.Cái này gọi là teambuilding., phải biết nhìn về mục đích chung, giữ được lửa trong team. Với quy tắc trên, buộc tôi phải có action phù hợp. Có hai cách xử lý trong tình huống này, thứ nhất có thể báo cáo lên quản lý Satou cần bổ sung thêm Designer, còn cách thứ hai là tự mình giải quyết. Căn cứ thực tế, dự án này nhỏ, việc bổ sung Desinger, đồng nghĩa tăng cost, phải thay đổi lại schedule, gần như chắc chắn sẽ không thể, hơn nữa Satou với suy nghĩ tao là người dùng, thứ tao muốn là sản phẩm giống như tao hình dung có trong thiết kế cơ bản. Mặc nhiên team từ Việt Nam sẽ phải làm điều đó.Vậy tôi chọn cách thứ hai.
Đầu tiên, tôi trao đổi trong team, lắng nghe team, thấy được team cần có những gì, Okie thứ team cần là cái định hướng sắp xếp, bố trí , màu sắc từng item. Kiểu như đến hiệu cắt tóc bên Nhật, khi tiếng nhật chưa sõi, từ vựng chưa tốt, không thể đơn giản hơn như minanihongo đã dạy “写真みたいにお願い”. Công việc của tôi là thế, cần tìm các sample, tham khảo các khái niệm làm mockup từ khu vườn UI đầy sắc màu .
Rất may mắn cho tôi, UI có cộng đồng chia sẻ rộng lớn, rất nhiều khái niệm mà tôi cần đều có thể tìm được trên kipalog, toidicodedao…Vậy đã xong cái vision cho team, tất nhiên để đảm bảo diễn đạt đúng ý muốn của mình, tôi không quên chụp các evidence cho team dễ hình dung. Việc tiếp theo , lục lọi các dự án mà trước đây tôi đã triển khai, tham khảo sample mockup tương ứng, chọn ra cái phù hợp nhất với hình dung của mình. Vậy là đã xong, stone đã được gỡ bỏ, team cùng nhau giải quyết một vấn đề thật sự cảm thấy HAPPY trong công việc.
Bài học tôi muốn note ở đây là kỹ năng xử lý vấn đề của một Brse, đừng bao giờ đặt vị trí Brse lên tầm cao, đè nén công việc cho team, thay vào đó hãy tìm cách động viên lắng nghe team, theo dõi sát sao schedule, luôn để thông tin thông suốt. Hãy tạo sự HAPPY ngay trong team.
Có lẽ chia sẻ cũng đã dài, topic này tôi sẽ quay lại ở một dịp khác. Ah, mọi người có thể tham khảo các khái niệm xử lý mockup từ link bên dưới.
Good Design
@ Tham Khảo: http://toilabrac.site/?p=202
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
The Ultimate XP Project
(Bài chia sẻ của tác giả Ryo Amano ) Trong bài viết số này, tôi muốn viết về dự án phát triển phần mềm có áp dụng nguyên tắc phát triển...
-
Datadog là một dịch vụ giám sát, tập hợp số liệu và sự kiện từ các máy chủ, cơ sở dữ liệu, các ứng dụng, các công cụ và dịch vụ để trình bà...
-
How many plots are there in Hollywood movies? Some critics say there are only five. How many ways can you structure a program? Right now...
-
Let’s continue investigating Software Architecture. We considered who is a Software Architect, what types of Software Architects exist and w...
-
Who are the candidates Laravel 5, PHP 7.0, Nginx Lumen 5, PHP 7.0, Nginx Express JS 4, Node.js 8.1, PM2 Django, Python 2.7, Gunicor...
-
Continuous Delivery is a process, where code changes are automatically built, tested, and prepared for a release to production. I hope...
-
Tìm kiếm một lợi thế trong sự nghiệp IT của bạn? Chứng nhận IT vẫn là một bằng chứng hiệu quả nhất để bạn nhanh chóng đạt được các kỹ năng ...
-
Hiện nay, chúng ta đã quen với những Chatbot được xây dựng dựa trên các Platform có sẵn như IBM Watson Conversation, Luis, API.Ai, Amazon L...
-
This time we will talk about the purpose of the development of projects, construction of architectural solutions, and programming of algorit...
-
Sau khi hoàn thành bước liệt kê danh sách chức năng, nghiệp vụ của hệ thống tiếp đến xây dựng tầng V của thiết kế cơ bản. Để làm được bước...
No comments:
Post a Comment