Hiện nay, giới trẻ của chúng ta, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đang bị bội thực và bị thổi phồng quá mức của một trào lưu mang tên startup. Ai cũng muốn làm startup và nghĩ đến một tương lai thành công như Facebook, Instagram, Uber, Google… Nên khi nghe người khác nhắc đến cuốn “Lean Startup” (Khởi nghiệp tinh gọn) thì suy nghĩ đầu tiên của mình là “Lại là startup”. Lại phong trào.
Thứ hai là trào lưu của các buổi training, coaching, các event về startup, UI/UX, data, công nghiệp 4.0, AI… Mình không đánh đồng tất cả nhưng có thể do mình chưa có dịp tham gia các buổi chất lượng, thành ra các buổi mình tham gia đều khá tẻ nhạt. Động cơ của những nhà tổ chức là đánh bóng tên tuổi + tuyển dụng nhân sự. Động cơ của các diễn giả là đánh bóng tên tuổi + kiếm tiền. Động cơ của người tham gia (như mình) là networking + lấy kiến thức. Nhưng mình đến những nơi này thì không networking được nhiều và cũng khó networking vì khó tiếp xúc được với người mình thực sự cần kết nối. Kiến thức thì không lấy được vì cả nhà tổ chức và diễn giả đều không mang lại giá trị cho mình. Do đó, mình không có cái nhìn tích cực với hoạt động này.
Nhất là khi cái thứ nhất và cái thứ hai kết hợp với nhau: Đi hội thảo sẽ được tặng sách “Khởi nghiệp tinh gọn” thì mình lại càng “dợn”. Đó là lý do mình trì hoãn việc đọc cuốn sách “Khởi nghiệp tinh gọn” dù nó nằm trong Kindle của mình từ lâu.
Thứ ba là về Agile. Trước giờ cũng nghe Scrum và Agile nhiều, nhưng chỉ nghe nhiều người chém gió về nó, thần thánh hoá nó. Thành ra mình ác cảm với Agile. Mình chỉ xem nó như là một dạng chứng chỉ bắt buộc của các công ty outsource muốn thể hiện năng lực trong hồ sơ đấu thầu các dự án của họ, một dạng bằng cấp mà những người làm sản phẩm in-house như mình “không thèm” có. Tuy nhiên, khi áp dụng Agile một thời gian, mình nhận ra các điểm mạnh của Agile và có thể hạn chế được các điểm yếu của nó thì mình nghĩ việc áp dụng Agile vào quá trình phát triển sản phẩm là một điều nên làm. Và mình hy vọng những team sắp tới của mình sẽ áp dụng Agile tốt và có hiệu quả.
Ai nên đọc sách này?
Những người như sau theo mình nghĩ nên đọc:
- Những người làm sản phẩm (product owner, product executive, product manager), lập trình viên, UI/UX designer, QC.
- CEO, co-founders của startup. Mà đặc biệt là của startup công nghệ. Các ngành khác thì mình không chắc nên không dám nói.
- Business manager
Nội dung cuốn sách
Bạn sẽ học được các nội dung sau từ sách:
- Làm sao để xác định một vấn đề có đáng để chúng ta giải quyết không, trước khi tìm cách giải quyết nó.
- Làm sao để tìm được các khách hàng đầu tiên
- Thời điểm thích hợp để gọi vốn
- Làm sao để test pricing model (cách làm giá), thu phí
- Làm sao để quyết định những gì sẽ được cho vào phiên bản 1.0 của sản phẩm
- Làm sao để build và đo đếm cái khách hàng muốn
- Làm sao để tối đa hóa tốc độ, quá trình học hỏi và sự tập trung
- Product/market fit là gì?
- Làm sao để lặp đi lặp lại product/market fit
Giới thiệu chương 1.
Các nguyên tắc căn bản > Bước 1: Viết ra Plan A.
Plan A có nghĩa là kế hoạch ban đầu, kế hoạch đầu tiên theo dự định.
Khi bạn muốn áp dụng một phương pháp thì điều quan trọng là phải hiểu thật sâu về nó và phân biệt được điều cần làm (what) và cách làm (how).
Bản chất của Running Lean có thể chia ra thành 3 điều cần làm (what) chính:
- Viết ra toàn bộ Plan A
- Xác định phần rủi ro nhất của plan đó
- Test toàn bộ plan một cách kỹ càng
Trong chương này, chúng ta sẽ đi hết các điều trên. Phần còn lại của cuốn sách sẽ tập trung vào việc chia nhỏ và thực hành những điều đó.
Bước 1: Viết ra toàn bộ Plan A
Có một con mắt trong chữ “Tầm nhìn”
Ghi chú: tác giả chơi chữ. Chữ tầm nhìn (vision) có chữ “i”, phát âm như chữ “eye” (con mắt).
Ai cũng mơ, nhưng không giống nhau. Có những người mơ vào ban đêm, sâu trong tiềm thức của vỏ não, rồi giật mình tỉnh dậy mới biết là giấc mộng; nhưng có những kẻ nguy hiểm hơn mơ vào ban ngày, chính là những kẻ hành động ngay trong giấc mơ của họ với một đôi mắt mở to, và biến nó thành hiện thực.
— T.E. Lawrence, “Lawrence of Arabia”.
Mọi người đều nảy sinh các ý tưởng vào những lúc họ không ngờ tới nhất (lúc đang tắm, đang lái xe…). Đa số đều bỏ qua chúng. Nhưng các founder sẽ biến những ý tưởng đó thành hiện thực.
Sự say mê và tâm huyết là những phẩm chất cần thiết để biến một tầm nhìn trở thành kết quả thực tế. Nhưng nếu không được kiểm soát tốt, chúng có thể biến mọi thứ thành những điều mơ hồ dựa trên niềm tin và bị chi phối bởi những thứ không thực tế.
Người thông minh có thể xử lý vấn đề một cách hợp lý, nhưng với các founder thì đó là tài năng thiên bẩm.
Hầu hết các founder đều bắt đầu với một tầm nhìn lớn và một Plan A để thực thi tầm nhìn đó. Không may là, hầu hết Plan A đều không khả thi.
Trong khi tầm nhìn là điều bắt buộc để tạo ra những điều kỳ diệu và có giá trị, thì Lean Startup ủng hộ tầm nhìn bằng các sự thật (fact), chứ không phải bằng niềm tin. Bạn hãy thừa nhận đi, tầm nhìn của bạn được xây dựng dựa trên các giả thuyết chưa được kiểm chứng đúng không nào? Running Lean sẽ giúp bạn kiểm chứng và trau chuốt các tầm nhìn đó một cách triệt để.
Viết ra các giả thuyết về mô hình kinh doanh của bạn
Đa số các founder giữ giả thuyết một mình trong đầu họ, thì dù có suy nghĩ kỹ càng đến mức nào, các giả thuyết đó cũng chỉ giúp họ đi xa hơn trong việc “bóp méo sự thật” mà thôi.
Bước đầu tiên bạn cần làm là viết ra tầm nhìn của bạn và sau đó chia sẻ nó cho ít nhất một người khác. Và hãy viết làm sao để cho người khác cùng đọc và hiểu, chứ không phải viết cho riêng bạn. Thường thì người ta sẽ dùng kế hoạch kinh doanh.
Nhưng, vì đa số các Plan A đều sẽ phải vứt đi, bạn cần có một thứ gì đó ít cứng nhắc hơn một kế hoạch kinh doanh. Dành ra vài tuần hay vài tháng để viết một kế hoạch kinh doanh dài 60 trang giấy mà hầu hết nội dung đều dựa trên các giả thuyết chưa được kiểm chứng là một điều hết sức lãng phí.
Lãng phí là bất kỳ hành động nào của con người khi sử dụng các tài nguyên nhưng không sinh được bất kỳ giá trị nào.
— James P. Womak and Daniel T. Jones, Lean Thinking (Free Press)
Do đó, mình đề xuất sử dụng mô hình kinh doanh 1 trang giấy Lean Canvas như trong Hình 1–1:
Lean Canvas là một cải biên của mình dựa trên Business Model Canvas của Alex Osterwalder, mô hình đã được ông ấy mô tả trong cuốn Business Model Generation (Wiley).
Mình đặc biệt thích dạng canvas 1 trang giấy bởi vì:
Nhanh chóng
Thay vì phải mất vài tuần hay vài tháng để viết một mô hình kinh doanh, thì bạn chỉ mất khoảng 1 buổi để ngồi phác thảo ra các điểm chính trong mô hình kinh doanh. Vì việc tạo ra một mô hình kinh doanh trong 1 trang giấy như thế này sẽ mất rất ít thời gian, nên các bạn hãy dành thêm một ít thời gian nữa để suy nghĩ thêm các mô hình kinh doanh khác nhau rồi sắp xếp lại thứ tự ưu tiên giữa chúng và chọn một cái để bắt đầu.
Ngắn gọn
Mô hình canvas này buộc bạn phải lựa chọn từ ngữ cẩn thận và đi thẳng vào vấn đề chính. Điều này là một sự rèn luyện tuyệt vời cho việc định hình giá trị cốt lõi của sản phẩm của bạn. Bạn có 30 giây để thu hút sự chú ý của một nhà đầu tư nếu gặp họ trong thang máy, và chỉ có 8 giây để thu hút sự chú ý của một khách hàng trên trang landing page của mình.
Dễ mang theo
Mô hình kinh doanh 1 trang giấy rất dễ chia sẻ với người khác, có nghĩa là nó sẽ được đọc bởi rất nhiều người khác nữa và do đó sẽ được nhiều góp ý và chỉnh sửa một cách thường xuyên.
Nếu bạn chưa bao giờ viết một kế hoạch kinh doanh hay tạo một slidedeck để giới thiệu sản phẩm với nhà đầu tư, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều ô trong canvas không biết viết như thế nào. Mình sẽ không mô tả cụ thể các ô của canvas ngay bây giờ mà sẽ làm nó trong Phần II của cuốn sách này.
Tuy nhiên, có một điểm mấu chốt mình muốn các bạn nhớ ngay là Sản phẩm của bạn không chỉ nằm ở ô “giải pháp”.
Sản phẩm của bạn không chỉ nằm ở ô “giải pháp”
Mình cố ý cho ô solution nhỏ hơn 1/9 toàn bộ canvas vì với tư cách là một founder, mình biết các bạn say mê nhất và cũng giỏi nhất ở ô solution (Hình 1–2):
Dave McClure — partner của 500 Startups đã tham gia hàng trăm buổi pitching (giới thiệu sản phẩm) của các founder. Trong suốt thời gian đó, ông rất nhiều lần nói rằng các founder đã dành quá nhiều thời gian để nói về các giải pháp của họ, trong khi không dành đủ thời gian để nói về các yếu tố khác của mô hình kinh doanh.
Khách hàng không quan tâm tới giải pháp của bạn. Họ chỉ quan tâm tới vấn đề của họ.
— Dave McClure, 500 Startups
Nhà đầu tư, và quan trọng hơn, khách hàng, tập trung vào vấn đề của họ, mà không (hoặc chưa) quan tâm đến giải pháp của bạn. Trong khi đó, các founder lại bị cuốn vào việc đi tìm các giải pháp một cách ngây ngô. Và, chạy theo việc tìm kiếm giải pháp của một vấn đề không nhiều người thực sự quan tâm là một điều lãng phí.
Việc của bạn không phải chỉ tìm các giải pháp tốt nhất, mà phải quản lý toàn bộ mô hình kinh doanh và phải làm cho mọi thứ phối hợp tốt với nhau.
Bạn được quyền công nhận mô hình kinh doanh của bạn như một sản phẩm. Điều này không chỉ giúp cho bạn nắm bắt kế hoạch kinh doanh của mình, mà còn cho phép bạn áp dụng các kỹ thuật phổ biến khác trong việc tạo ra sản phẩm để xây dựng một công ty.
Nếu bạn nhìn lại một chút, bạn sẽ thấy 3 điều căn bản đầu tiên không gì khác hơn là kỹ thuật chia để trị được áp dụng trong quy trình của startup.
No comments:
Post a Comment