Một thực tế tương đối phổ biến là có những người được giao làm công tác quản lý dự án nhưng đồng thời cũng được yêu cầu phải đảm nhiệm một phần công việc thực hiện dự án. Giải pháp này có thể phù hợp nhất định đối với một số vấn đề. Tuy nhiên, nếu đó là một đội dự án thực sự gồm một vài nhân viên, thì nhà quản lý dự án chắc chắn sẽ bị giằng xé giữa công việc quản lý và yêu cầu phải hoàn thành phần việc của một nhân viên. Tất nhiên là phần việc trực tiếp này phải được ưu tiên vì nếu không, dự án sẽ không đạt tiến độ theo bảng tiến độ. Hệ quả là phần nhiệm vụ công tác quản lý sẽ không được hoàn thành. Nhà quản lý có thể hy vọng rằng đội dự án sẽ tự thu xếp được, nhưng sự thực thì không phải như vậy. Hơn nữa, nếu đội dự án có thể tự quản lý, thì ngay từ đầu dự án đã chẳng cần phải có một nhà quản lý dự án nữa (đến đây, mong bạn hãy nhớ lại những phân tích của chúng ta về tầm quan trọng của công tác quản lý dự án).
Thật không may cho nhà quản lý dự án đó. Khi tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhà quản lý sẽ được nhận xét rằng năng lực quản lý của anh ta chưa ổn và cần phải được cải thiện. Thực sự thì ngay từ ban đầu, chỉ nên phân công nhà quản lý đảm nhiệm công tác quản lý dự án mà thôi.
Đúng vậy, đối với các đội dự án quy mô nhỏ, từ 3 đến 4 người, thì nhà quản lý dự án có thể đảm nhiệm một phần công việc chuyên môn nào đó. Nhưng với các đội dự án có quy mô lớn hơn thì bạn không thể vừa làm việc vừa quản lý, bởi bạn sẽ liên tục bị xao nhãng khỏi công việc chuyên môn mỗi khi các thành viên khác trong đội dự án cần đến bạn.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các tổ chức không hiểu đầy đủ về công tác quản lý dự án và cho rằng một cá nhân có thể làm cả hai việc trong một dự án. Hệ quả của việc này là trong công ty, gần như ai cũng đều tìm cách thử sức trong công tác quản lý các dự án. Lẽ thường thì chắc chắn chỉ có một vài người làm tốt, còn một số người khác tỏ ra hoàn toàn không có khả năng. Tôi phát hiện ra một cách tiếp cận tốt hơn nhiều, đó là lựa chọn một vài cá nhân có năng lực, đam mê công tác quản lý dự án và giao cho họ quản lý một số dự án nhỏ. Như vậy, các nhân viên “kỹ thuật” (với nghĩa rộng của từ này) rảnh tay tập trung vào công việc kỹ thuật mà không phải lo lắng về các vấn đề hành chính; đồng thời các nhà quản lý dự án lại có cơ hội phát triển và tinh thông thực sự trong “nghề” quản lý dự án của mình.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
The Ultimate XP Project
(Bài chia sẻ của tác giả Ryo Amano ) Trong bài viết số này, tôi muốn viết về dự án phát triển phần mềm có áp dụng nguyên tắc phát triển...
-
Datadog là một dịch vụ giám sát, tập hợp số liệu và sự kiện từ các máy chủ, cơ sở dữ liệu, các ứng dụng, các công cụ và dịch vụ để trình bà...
-
How many plots are there in Hollywood movies? Some critics say there are only five. How many ways can you structure a program? Right now...
-
Let’s continue investigating Software Architecture. We considered who is a Software Architect, what types of Software Architects exist and w...
-
Who are the candidates Laravel 5, PHP 7.0, Nginx Lumen 5, PHP 7.0, Nginx Express JS 4, Node.js 8.1, PM2 Django, Python 2.7, Gunicor...
-
Continuous Delivery is a process, where code changes are automatically built, tested, and prepared for a release to production. I hope...
-
Tìm kiếm một lợi thế trong sự nghiệp IT của bạn? Chứng nhận IT vẫn là một bằng chứng hiệu quả nhất để bạn nhanh chóng đạt được các kỹ năng ...
-
Hiện nay, chúng ta đã quen với những Chatbot được xây dựng dựa trên các Platform có sẵn như IBM Watson Conversation, Luis, API.Ai, Amazon L...
-
This time we will talk about the purpose of the development of projects, construction of architectural solutions, and programming of algorit...
-
Sau khi hoàn thành bước liệt kê danh sách chức năng, nghiệp vụ của hệ thống tiếp đến xây dựng tầng V của thiết kế cơ bản. Để làm được bước...
No comments:
Post a Comment