Bạn đang làm sản phẩm? Hãy đam mê thứ gì đó khác lập trình.


Tự dựng cho mình một sản phẩm là chuyện chẳng dễ dàng gì. Bạn có thể làm hàng tháng trời mà chẳng đem lại đồng lợi nhuận nào cả. Bạn có thể sẽ nản lòng, nhất là nếu bạn chẳng thực sự quan tâm đến thứ mà mình đang tạo ra.
Chẳng phải mình tôi nói đâu. Steve Jobs cũng từng bảo rằng bạn phải yêu thứ mình làm, vì chỉ có niềm đam mê của bạn mới đưa bạn đến vạch đích.
Sẽ không ai vỗ vai khích lệ bạn, và tiền có khi cũng chẳng thèm đến.
Tôi đến với phần mềm một cách tình cờ. Trong nhiều năm, tôi đã sống trên những ngọn núi, theo đuổi những mùa đông vô tận ở Mỹ và New Zealand. Tôi đã cày đủ mọi nghề từ phục vụ tiệm ăn đến cho thuê dụng cụ trượt tuyết, tất cả chỉ để “nuôi” vài tiếng đồng hồ được làm việc mà tôi thực sự thích – trượt ván tuyết.
Thời gian đó quả thật vô cùng vui vẻ và tuyệt vời. Nhân tiện, tôi cực kỳ khuyến khích bạn tạm dừng sự nghiệp lại ít năm để tận hưởng cuộc sống những năm 20 thần thánh của mình.
Tuy nhiên, đến lúc thực sự nghĩ về môt nghề nghiệp, nó có hơi “chông chênh”. Tôi không muốn cả quãng đời còn lại của mình vị trói chặt trong một thị trấn nào đó. Tôi muốn có một công việc lương cao và tạo ra những điều có ý nghĩa. Và cuối cùng, tôi muốn nghỉ hưu mà không phải làm việc thêm nữa.
Câu hỏi là bằng cách nào. Tôi có ít kỹ năng lập trình đấy, nhưng lại chẳng biết nên build gì. Lúc đó, tôi đã bắt đầu làm freelance với khoản tiền công bèo bọt và quyết tâm làm gì đó ý nghĩa hơn cho cuộc đời mình.
Nhưng, là cái gì mới được?

Tôi đã build và phát hành ứng dụng cho môn thể thao mình yêu như thế nào?

Mobile-App-Dev
Vào một hôm tháng 12 lạnh tê tái, trên một chiếc gondola cùng bạn bè, chúng tôi bật ra một ý tưởng.
Chúng tôi đã xem các video mà bọn trẻ con tự tạo ra bộ trò chơi trượt ván của riêng mình với các trick được viết trên xúc xắc. Chúng được gọi là “Snow Dice”. Bạn tôi cũng có một bộ đó, và chúng tôi liên tục đổ xúc xắc để xem mình sẽ làm trick gì ở vòng tiếp theo.
Lúc đó tôi lại không có một chiếc “điện thoại khôn”, nhưng tôi biết rằng nếu tôi có, tôi chắc chắn sẽ muốn một ứng dụng nào đó cho môn thể thao này.
Bạn phải nhận thấy rằng hồi 2010, smartphone là thứ còn mù mờ lắm. Phần lớn người ta còn đang mê mẩn điện thoại nắp gập.
Rồi lại một lần nữa, bọn trẻ chơi Snow Dice với một con xúc xắc thật. Bạn có thể làm mất con xúc xắc, tay bạn có thể đông cứng đi khi bỏ găng tay ra để mà lăn chúng. Xúc xắc còn rất giới hạn bởi bạn chỉ có 6 mặt, tương đương 6 tricks trên chúng.
Thế là, tôi nhún vai và bắt đầu “build” thứ gì đó. Sau tất cả, tôi cũng có một sản phẩm cho chính mình. Tôi chẳng quan tâm liệu có ai mua chúng không.
Nhưng mọi chyện khác xa những gì tôi nghĩ.
Một năm sau đó, có khá nhiều người ở công viên trượt tuyết sở hữu ứng dụng tôi viết trong điện thoại mình. Cả những tay trượt chuyên nghiệp.Nhiều người còn tổ chức các cuộc thi, sử dụng app của chúng tôi để ra đề cho mỗi chặng đua.
Tôi cùng các đối tác của mình nhận được chút danh tiếng.

Tại sao? Không phải vì tôi đam mê lập trình!

Tôi viết phiên bản đầu tiên của app khi đang sống tạm bợ trong một phòng gym gió lùa lạnh căm căm trên một hòn đảo thuộc New Zealand. Nơi đó thật kinh hoàng, tôi cứ xấu hổ mãi khi mời người ta đến cùng làm ứng dụng này.
Tôi có khoảng hai tuần để học Objective-C và đưa app lên App Store. Thật lòng mà nói, lúc viết chúng, tôi còn say xỉn nữa cơ! Thôi cứ coi đó là chút niềm vui của bọn trượt tuyết.
Nhưng chẳng có vấn đề gì, sản phảm đó đủ tốt.
Hãy quên rằng tôi chẳng biết gì về việc lên architect chính xác cho một ứng dụng iOS. Hãy quên rằng tôi đã code lặp ở đâu đó và tôi chẳng có thời gian để học View Controller là cái khỉ gì. (Nhân tiện, giờ thì biết rồi, thế nên đừng uống say khi đang làm viêc.
Chẳng lý do nào là quan trọng cả.
Điều quan trọng là đồ hoạ đẹp, animation lung linh. Điều quan trọng là các tay trượt ván đăng video chính mình đang trượt khắp công viện, sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Những điều đó quan trọng hơn bất cứ điều gì tôi từng code.
Kiến thức của tôi với các tricks mới là điều quan trọng. App của chúng tôi có thể tạo ra những kiểu kết hợp mà người ta thường không thể tự nghĩ ra. Chúng thách thức họ. Chúng tôi đã phát hành một sản phẩm hồi tháng Chín và người ta thực sự mong chờ nó. Điều đó đã cho chúng tôi 500 lượt downloads ngay ngày đầu tiên.

Lập trình chỉ là phương tiện đi đến đích, không phải cái đích

Khi tạo ra ứng dụng đó, tôi không tạo ra bởi vì tôi muốn trở thành một lập trình viên. Cũng không muốn làm đẹp portfolio của mình. Tôi thậm chí còn không biết phải có một porfolio. Lúc đó, tôi cực kỳ vô tư và chẳng hề biết lập trình viên có thể kiếm đến 100,000 USD mỗi năm.
Tôi tạo ra chúng vì đơn giản: tôi muốn một trò gì đấy để chơi lúc trượt tuyết cùng bạn bè và muốn tự thử thách mình trên những ngọn núi. Chúng tôi đã cùng làm đi làm lại đủ trò và mix chúng lại với nhau.
Dẫu sao tôi tôi vẫn chưa từng thấy việc lập trình là cái đích. Thậm chí đến tận hôm nay. Đó là thái độ của tôi. Đó là thần chú của tôi.
“What we do, we do in the service of design. We get better so we can make better products.”
Nói vậy không có nghĩa là tôi không thích lập trình. Có chứ. Thậm chí bạn có thể nói rằng tôi mê lập trình. Nhưng tôi luôn nghĩ ngược lại về những gì thực sự khiến tôi phải hành động, khát khao tạo ra thứ gì đó mà tôi muốn sử dụng.

Nhưng tôi lại chẳng biết bắt đầu từ đâu!

Đơn giản là hãy tích trữ, đầu tư. Bạn thường làm gì vào thời gian rỗi? Những cuối tuần của năm qua, bạn đã làm gì?
Nếu nhìn vào lịch sử mua sắm của tôi, bạn sẽ thấy một pattern. Không cân nhắc về giá nhưng tôi luôn mua một trong ba thứ: snowboard gear, sản phẩm của Apple và video games.
Do đó chẳng ngạc nhiên gì khi cuối cùng tôi lại làm ra ứng dụng cho mọi người, những ai mê trượt tuyết. Đó chính là thứ mà tôi sẵn sàng chi tiền. Và nếu tôi, một gã tay mơ trung bình vẫn chi nhiều tiền vào các sản phẩm trượt tuyết thì chắc chắn người khác cũng thế.

Sở thích của bạn chỉ là bắt đàu

Tôi sẽ cho bạn biết một bí mật nhỏ nhỏ. Snow Dice không phải là sản phẩm thành công nhất của chúng tôi, ít ra trong thời gian dài. Đó là Skate Dice, ứng dụng lướt ván.
Bạn có thể nói, chẳng phải vừa bảo build product dựa trên những thứ mình đam mê đó sao? Đúng, bạn nên làm vậy. Nhưng một khi bạn đã làm được, việc nhảy sang một sản phẩm khác cũng sẽ dễ dàng đem lại tiền nhiều gấp 10 lần so với cái đầu tiên.
Qua nhiều năm, các đối tác và tôi nận ra rằng chúng tôi không phát minh ra trò chơi random với ván trượt tốt nhất thế giới.
Chúng tôi tạo ra app cho môn thể thao mạo hiểm tốt nhất thế giới.
Trượt tuyết, Lướt ván, Trượt ván tuyết, BMX. Chúng tôi viết cả!
Chúng tôi dùng code tương tư như ứng dụng đầu và tạo ra app cho tất cả những môn thể thao mà chúng tôi có thể. Tất cả những gì chúng tôi cần là trò chuyện với những vận động viên chuyên nghiệp. nghĩ ranheieuf tricks khác nhau và làm vài đồ hoạ, hình hiệu lung linh. Mọi thứ khác vẫn như cũ.
Giờ đây, có thể bạn nghĩ bạn sẽ làm ra một app cho những sở thích của mình. Tôi ở đây để nói bạn biết đó chỉ là bắt đầu. Một khi sản phẩm của bạn làm nên cú huých trên thị trường, bạn có thể nhanh chóng xâm nhập những thị trường khác.

Đừng chỉ là đầu bếp theo yêu cầu

menu-chef
Tôi chưa từng xem rằng mình là một lập trình viên. Tôi chỉ là một tay lướt ván và làm app cho môn thể thao của mình. Tôi chỉ là một designer sử dụng code để tạo ra những sản phẩm đẹp và hữu ích. Cho đến khi có gì đó hay ho hơn xảy ra, tôi sẽ viết code bởi đó là nhưng gì tôi cần làm để thực hiện những gì tôi muốn.
Code là công cụ. và chỉ thế thôi.
Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa đầu bếp và phụ bếp? Một đầu bếp sẽ biết tại sao nguyên liệu này phải kết hợp với nguyên liệu kia, họ sẽ tìm kiếm sự kết hợp hoàn hảo cho người dùng. Một đầu bếp sẽ không chỉ nấu mà còn tạo ra món ăn, mỗi món cho một mục đích, mục tiêu riêng.
Lập trình viên thường được xem như những phụ bếp. Họ được bảo bulid cái này build cái khác, nhưng không biết tại sao.
Họ thường khó lòng thành công. Và điều tương tự xảy ra với những ai chỉ iết code.
Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên giỏi hơn, bạn cần phải quan tâm đến nguyên nhân. Bạn cần quan tâm đến những vấn đề xảy ra với phần mềm của bạn. Bạn cần có những sở thích giúp bạn mở cánh cửa ra thế giới.
Bạn cần phải có đam mê để nhìn được bức tranh toàn cảnh.

No comments:

Post a Comment

The Ultimate XP Project

  (Bài chia sẻ của tác giả  Ryo Amano ) Trong  bài viết  số này, tôi muốn viết về dự án phát triển phần mềm có áp dụng nguyên tắc phát triển...